Ý nghĩa chiến lược Tàu chiến chủ lực

Thường không có tiêu chí chính thức để phân loại, nhưng tàu chiến chủ lực là một khái niệm hữu ích trong chiến lược hải quân; ví dụ, nó cho phép so sánh sức mạnh tương đối giữa các lực lượng hải quân trong cùng một mặt trận tác chiến mà không cần phải xem xét đến các chi tiết cụ thể về trọng tải hoặc kích cỡ pháo.

Một ví dụ đáng chú ý về điều này là học thuyết Mahanian, được áp dụng trong việc lập kế hoạch phòng thủ Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà Hải quân Hoàng gia Anh phải quyết định phân bổ các thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương của họ giữa mặt trận Đại Tây Dương và mặt trận Thái Bình Dương. Học thuyết Mahanian cũng được áp dụng bởi Hải quân Đế quốc Nhật Bản, dẫn đến động thái tấn công Trân Châu Cảng và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tàu chiến, đặc biệt là các thiết giáp hạm, của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.[2] Bản chất hải quân của mặt trận tác chiến Thái Bình Dương, thường được gọi là Chiến tranh Thái Bình Dương, đã buộc Hải quân Hoa Kỳ chủ yếu triển khai các thiết giáp hạm và tàu sân bay của họ ở Thái Bình Dương. Chiến tranh ở châu Âu chủ yếu là một cuộc chiến tranh trên bộ, do đó hạm đội tàu chiến mặt nước của Đức có quy mô nhỏ, còn các tàu hộ tống được Khối Đồng Minh sử dụng trong Trận chiến Đại Tây Dương chủ yếu là tàu khu trụctàu khu trục hộ tống nhằm chống lại các mối đe dọa từ U-boat.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu chiến chủ lực http://www.ww2pacific.com/notpearl.html http://www.ww2pacific.com/pearlus.html http://www.marines.mil/unit/hqmc/Pages/GenAmos'spe... http://www.solarnavigator.net/history/pearl_harbou... http://www.forcez-survivors.org.uk/ https://d-nb.info/gnd/4204501-0 https://archive.org/details/priceofadmiralty00keeg... https://web.archive.org/web/20110117045247/http://... https://web.archive.org/web/20181010175752/http://... https://www.wikidata.org/wiki/Q1194368#identifiers